Vật lý 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp
    a. Cấu tạo:
    • Một nam châm
    • Cuộn dây
    [​IMG]

    b. Hoạt động:
    • khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo và đèn sáng
    2. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện
    a. Dùng nam châm vĩnh cửu
    • Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dần kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
    [​IMG]

    b. Dùng nam châm điện
    • Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dần kín trong thời gian đóng ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm biến thiên
    [​IMG]

    3. Hiện tượng cảm ứng điện từ
    • Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng.
    • Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
    4. Cách nhận biết sự xuất hiện dòng điện cảm ứng
    • Dùng Ampe kế để nhận biết.
    • Dùng nam châm thử để nhận biết.
    • Có thể dùng bóng đèn để nhận biết.

    Bài tập minh họa
    Bài 1.
    Trong thí nghiệm ở hình 31.3 SGK, làm thế nào để có thể tạo ra dòng điện cảm trong cuộn dây dẫn kín nếu để công tắc của nam châm điện luôn đóng ?
    Hướng dẫn giải:
    Đưa nam châm điện chuyển động lại gần hay ra xa cuộn dây dẫn kín.
    Bài 2.
    Đưa một cực của nam châm lại gần một cuộn dây dẫn kín (nghĩa là nam châm chuyển động tương đối so với cuộn dây) thì trong cuộn dây dẫn có dòng điện cảm ứng. Hãy làm thí nghiệm để tìm xem có trường hợp nào nam châm chuyển động so với cuộn dây mà trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện.
    Hướng dẫn giải:
    Có. Trường hợp nam châm quay quanh một trục trùng với trục của cuộn dây.