Vật lý 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều
    Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là:

    • Nam châm ( roto)
    • Cuộn dây dẫn (stato)
    [​IMG]
    [​IMG]

    • Hoạt đông: Khi cho nam châm (hoặc cuộn dây) quay thì ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện.
    2.Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật
    a. Đặc tính kỹ thuật
    • Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ 10kA và hiệu điện thế xoay chiều 10,5kV
    • Cấu tạo: Đường kính tiết diện ngang của máy đến 4m
      • Chiều dài 20m
      • Công suất 110MW
      • Cuộn dây là stato
      • Nam châm điện mạnh là roto
    b. Cách làm quay máy phát điện
    • Dùng động cơ nổ
    • Dùng tuabin nước
    • Dùng cánh quạt gió

    Bài tập minh họa
    Bài 1.
    Hãy giải thích vì sao đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, chỉ khi quay cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều.

    Hướng dẫn giải:
    Khi cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây luôn phiên tăng giảm (biến thiên) nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
    Bài 2.
    Muốn cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục thì phải làm thế nào? Hãy vẽ sơ đồ thiết kế một máy phát điện xoay chiều có thể hoạt động liên tục.
    Hướng dẫn giải:
    Có 2 loại máy phát điện thường dùng là máy phát điện có cấu tạo khung dây quay trong từ trường của nam châm hoặc nam châm quay để cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục thì phải cho rôto quay liên tục (khung dây hoặc nam châm quay liên tục). Sơ đồ thiết kế là hình 34.1 hoặc 34.2 SGK trang 93.



    [​IMG]



    [​IMG]