Vật lý 9 Bài 50: Kính lúp

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Kính lúp là gì?
    a.Định nghĩa
    • Kính lúp là một thấu kính hội tụ (hệ thấu kính) có tiêu cự ngắn
    • Kính lúp là một dụng cụ hổ trợ cho mắt để quan sát vật nhỏ
    • Sự tạo ảnh của Kính lúp: Vật nhỏ qua Kính lúp cho ảnh ảo, lớn hơn vật. mắt ta nhìn thấy ảnh ảo này
    [​IMG]

    b. Số bội giác
    • kí hiệu là G
    • Mõi kính lúp có một số bội giác: 2x, 3x, 5x,... Số bội giác thường được ghi ngay trên vành cảu kính
    • Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn
    • Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được qua kính lúp lớn hơn bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp
    • Giữa số bội giác và tiêu cự f (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp có hệ thức: \(G=\frac{25}{f}\)
    2. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
    • Vật nằm trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được ảnh ảo lớn hơn vật
    • Ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
    [​IMG]


    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?

    Hướng dẫn giải:
    • Dùng kính lúp có số bội giác 3x ta sẽ thấy ảnh lớn hơn khi dùng kính lúp có số bội giác 2x khi quan sát cùng một vật trong cùng một điều kiện quan sát.
    • Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn kính 3x.
    Bài 2:
    Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính 8 cm.
    a. Dựng ảnh của vật qua kính, không cần đúng tỉ lệ.
    b. Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo?
    c. Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần?
    Hướng dẫn giải:
    a. Dựng ảnh như hình 50.3

    [​IMG]

    b. Ảnh này là ảnh ảo
    c. Hai tam giác OAB và OA’B’ đồng dạng với nhau nên: \(\frac{A'B'}{AB}=\frac{OA'}{OA}=\frac{OA'}{8}\) (1)
    Hai tam giác F’OI và F’A’B’ đồng dạng với nhau nên:

    \(\frac{A'B'}{OI}=\frac{F'A'}{F'O}=\frac{10+OA'}{10}=1+\frac{OA'}{10}\)

    Vì OI = AB ta có: \(1+\frac{OA'}{10}\)= \(\frac{A'B'}{AB}=\frac{OA'}{8}\)

    Từ đó suuy ra: OA’ = 40 cm. Thay trở lại (1) ta được: \(\frac{A'B'}{AB}=\frac{OA'}{8} = \frac{40}{8}\) = 5

    Hay A’B’ = 5 AB. Vậy ảnh lớn gấp 5 lần vật.