Đề Bài: Xuân Diệu Nhà Thơ Mới Nhất Trong Các Nhà Thơ Mới Bài Làm: Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh từng nhận xét: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo nào như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Không phải ngẫu nhiên nhà phê bình văn học lại đặc biệt sử dụng ba tính từng để nhận xét về Xuân Diệu với một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Bởi đơn giản ở Xuân Diệu người ta nhận thấy một “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”. Xuân Diệu sinh năm 1916 tại quê ngoại thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Phước. Một mặt học văn hóa Phương Đông từ người cha, mặt khác Xuân Diệu lại là trí thức Tây học, được hấp thu ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Vì thế, ở ông có sự kết hợp bởi hai yếu tố Đông và Tây, cổ điển và hiện đại trong tư tưởng và thẩm mỹ. Ông bắt đầu làm thơ năm 1927, bài thơ đầu tiên được in là “Với bàn tay ấy” đăng trên báo Phong Hóa(1938). Sau khi tốt nghiệp kỹ sư canh nông, ông rời Mỹ Tho ra Hà Nội tham gia Việt Minh bí mật và sống chung với Huy Cận ở 40 Hàng Than. Ông có nhiều đóng góp cho Cách mạng Việt Nam qua hoạt động lên án Việt Cách, Việt Quốc… Hòa Bình lập lại Xuân Diệu sống và làm việc ở Hà Nội cho đến lúc qua đời vào ngày 18 tháng 12 năm 1985, ông được an táng tại nghĩa trang Văn Điển và được cải táng về nghĩa trang Mai Dịch. Ở Xuân Diệu, ta thấy một tài năng lớn trong bầu trời Văn học Việt Nam, vừa làm thơ, viết văn vừa nghiên cứu phê bình văn học và dịch thuật. Một con người lao động say mê, bền bỉ trong nghệ thuật, sống và lao động nghệ thuật là một niềm say mê, một lẽ sống lớn.Trong các cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà, Xuân Diệu chính là một cây đại thụ của thơ ca hiện đại Việt Nam với 2 giai đoạn trước và sau cách mạng. Trước cách mạng tháng Tám 1945 ông với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, ông đã thổi vào nền Thơ mới Việt một nguồn cảm hướng mới lạ, như Hoài Thanh nói đó là một hồn thơ “tha thiết, dạo dực, băn khoăn” hồn thơ thiết giao cảm với cuộc đời, một niềm khao khát cháy bỏng, nồng say trước cuộc đời bắt nguồn từ quan niệm sống tích cực của cái tôi, của sự hiện hữu bản thân trong đời với niềm khao khát sống “Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan“ Nếu như Thế Lữ tìm đến chốn bồng lai tiên cảnh, Đoàn Văn Cừ tìm tới chốn đồng quê thì Xuân Diệu đem cái tôi cá nhân hòa vào trần thế để tận hưởng những say đắm của cuộc đời. Ấy thế người ta mới gọi Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân tình yêu và tuổi trẻ. Thơ Xuân Diệu luôn thể hiện lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, niềm khát khao chiếm lĩnh và hưởng thụ những giá trị tươi đẹp của cuộc sống, muốn chạy đua với thời gian để giành giật sự sống, để tận hưởng từng giây từng phút của cuộc đời: “Ta muốn ôm Cả sự sống nơi bắt đầu mơn mởn, Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…’’ và “Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan“ Thế nhưng bên cạnh niềm say mê ấy, niềm khao khát ấy Xuân Diệu cũng buồn chán, cũng hoài nghi và cô đơn. Sự phức tạp ấy là do ông đang sống trong một xã hội tầm thường giả dối, phải sống trong tâm trạng một người dân mất nước, sống trong xã hội kim tiền giả dối. Thật là đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nói: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chê Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đá khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ”. Tưởng chừng rất đối lập nhưng lại vô cùng thống nhất trong một hồn thơ. Chính vì lẽ ấy, Xuân Diệu đã đem đến thơ ca một cơn gió lạ. Xuân Diệu với nỗi “yêu đời” và “đau đời” cùng tinh thần lao động miệt mài trong nghệ thuật và ý thức chân thành đối với văn chương đã tạo đem đến sự lột xác cho nền thơ ca lúc bấy giờ. Bởi thế, ông cùng với Nguyễn Bình và Thế Lữ được coi là ba đỉnh cao của phong trào Thơ mới, và Xuân Diệu chính là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới. Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, của guồng quay công nghiệp hóa, hiện đại hóa thơ Xuân Diệu không chỉ tồn tại qua lớp bụi thời gian mà mãi tỏa sáng trong tâm hồn bao thế hệ yêu thơ.