Đề bài :Ý nghĩa của chiếc bánh bao trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn Bài làm: Nhà văn Lỗ Tấn là một trong những nhà văn hiện thực lớn, xuất sắc của đất nước Trung Hoa. Ông nổi tiếng với những tác phẩm phản ánh đúng hiện thực xã hội, cũng như con đường đi của nhân dân. Tronng số những tác phẩm nổi tiếng của ông, “ Thuốc” là tác phẩm nổi tiếng, để lại dấu ấn trong lòng người đọc khi dám nói lên tư tưởng sai lầm, lạc hậu của nhân dân và Đảng cộng sản Trung Hoa thời bấy giờ. Và hình ảnh “ chiếc bánh bao tẩm máu người” là một hình ảnh đắt giá, mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc nhất của tác phẩm. Mỗi người sẽ có cảm nhận riêng về hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người, nhưng tựu chung đó đều là ẩn ý nghệ thuật của Lỗ Tấn. Hình ảnh chiếc bánh bao được Lỗ Tấn mượn để nói đến những con người khốn khổ, nghèo nàn lạc hậu, với một lối suy nghĩ, tư tưởng ấu trĩ bị ăn mòn của người dân Trung Hoa thời kì ấy. Trước hết, chiếc bánh bao là thực phẩm mà con người vẫn ăn hàng ngày. Nhưng ở “ Thuốc”, chiếc bánh bao bất ngờ lại trở thành một thứ thuốc thần có thể cứu người. Không biết làm thế nào mà ngay cả đến khi chết, người ta vẫn tin rằng nó là một vị thuốc thần để truyền cho con cháu. Đây là một sự thật thương tâm, dẫn đến những kết cục đau lòng cho những con người mê tín, lạc hậu. Chi tiết “ chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” có ý nghĩa nói lên sự u mê, lạc hậu của nhân dân, đó cũng chính là bi kích của những chiến sĩ tiên phong trong cách mạng. Trong đó, có những con người điển hình là “ bố mẹ thằng Thuyên vì gia trưởng đã áp đặt cho con mình sử dụng phương thuốc này và dẫn đến cái chết thê thảm của nó”. Không chỉ thế, tất cả những ai có mặt trong quán trà cũng có cùng chung suy nghĩ ấu trĩ, sai lầm như vậy. Chỉ vì sự u mê đó, mà chiếc bánh bao, một vật vô tri vô giác, từ một món ăn quen thuộc lại vô tình trở thành con dao giết người. Một sự u mê, ấu trĩ đến điên cuồng, đáng chê trách của những con người cùng cực không tìm ra lối thoát. Nhưng ý nghĩa cuối cùng của của chiếc bánh bao tẩm máu người đó chính là Lỗ Tấn muốn phê phán tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người chiến sĩ cách mạng. Họ là những người tiên phong nhưng không chịu tìm hiểu, nắm bắt mọi thứ mà lại đi theo đường mòn, xa rời quần chúng, xa rồi nguyện vọng của nhân dân. Máu trên chiếc bánh bao chính là máu của chiến sĩ Hạ Du, người chiến sĩ đã hy sinh thân mình vì sự nghiệp lớn lao của đất nước. Vậy mà người dân Trung Hoa u mê lại cho rằng anh là kẻ phản bội nên căm phẫn. Ngay đến mẹ của Hạ Du cũng không hiểu được việc làm của con trai mình mà xấu hổ, còn chú của anh thì tố cáo anh để lấy tiền thưởng, đau xót lắm thay. Một người chiến sĩ cách mạng với tư tưởng vì nước vì dân, chỉ vì đi sai hướng, không gần gũi với nhân dân nên cuối cùng phải chịu một kết cục thê thảm như vậy. Có lẽ anh Hạ Du chính là một đại diện tiêu biểu cho những người làm cách mạng nhưng vẫn xa rời quần chúng. Qua đây có thể thấy, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trong tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn đã thay lời Lỗ Tấn làm bật lên nỗi đau, hình ảnh tang thương của những người dân Trung Hoa u mê lạc hậu, cùng những con người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, dẫn đến kết cục bi thương.